Liên Mạng Việt San

[ Trang Liên Mạng]
[ Thời Sự VN ] ]
[ Bình Luận ]
[ Văn Học và Lịch Sử­]
[ Vườn Thơ ]
[ Radio/TV Online ]
Bài Đã Đăng
 
Mục Thư Cũ

Chinh t hức thành lập ngày28/12/2005 Copy Right by Nhất Thanh

Mọi bài vỡ xin đóng góp và gử vể Liên Mạng Việt San lienmang_vietsan@yahoo.com 

 

Lý Lịch Tác Giả - Triết Đức Chính , Nguyễn thế Tiến

Bài Viết Đăng Nhập vào: Thursday, January 25, 2007

<< Trở Lại Trang Đầu

LTS: Theo lời yêu cầu của chính Tác Giả, LMVS xin đưa lên "Vài Điểm Lý Lịch" về chính bản thân tác giả để bạn đọc thông hiểu hơn.

Sơ yếu lý lịch

Xuất thân

Họ và tên: Nguyễn thế Tiến

Năm sanh: 1934 (theo giấy khai sinh); tuổi Qúy Dậu (1933; tuổi đúng).

Quê gốc (nôi chôn nhau cắt rốn): làng Hành Qủn, xã Tang Trữ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, miền bắc Việt Nam.

Thuộc đời thứ 19 cuả họ Nguyễn “Hành Qủn-Đầm” ở Nam Định. Theo gia phả, ở đời thứ 9 của dòng họ có một Cụ Tó làm Thượng Tướng của Triều đình. Trước năm 1945, mỗi năm tôi vẫn “phải” theo phụ thân tôi đến cúng Tổ vào ngày 3 Tết và được chiêm ngưỡng “bộ bát bảo” sôn son thiếp vàng thờ Cụ. Sau Cải- cách- ruộng- đất ở miền Bắc năm 1956 thì tất cảđã bị dẹp bỏ đi rồi. Theo trực hệ, tôi thuộc dòng dõi của ít nhất 6 đời liền điền chủ - hào lý; tôi là cháu đích tôn cuả ông bà nội tôi. Ông nội tôi là thầy đoà thời Nho học. Cụ ngoại cuả tôi là người khoa bảng: cụ đậu Cử Nhân Nho học nhưng chỉ làm quan “tại gia” mà thôi, không đi nhậm chưùc. Cụ Đàm Sỹ Hiến, cựu Tóng Trưởng Lao Động của Việt Nam Cộng Hôa, là cậu ruột cuả mẹ tôi. Cụ là em cùng phụ thân mà khác mẫu thân củu bà ngoại tôi.

Gia đình cụ nội tôi, gia đình ông bà nội tôi và gia đình song thân tôi đã liên tiếp 3 đời giàu nhất làng tôi.

Bà nội và mẹ tôi là những nạn nhân khốn khó trong Cải- cách- ruộng- đất ở miền Bắc năm 1956. Thân phụ tôi thốt nạn CCRĐ là do cụ đã mất năm 1949 như đã nói ở trên.


Bản thân

Cho tới 1954:

Học tiểu học (primaire) ở tỉnh lỵ Kiến An, ở huyện lỵ Kim Bảng (Hà Nam) và ở huyện ly. Nam Trực (Nam Định): 1939 – 1946.

Học trung học đệ nhất cấp (secondaire) ở trường Nguyển Khuyến (Nam Đinh - Xuân Trường – Nam Định): 1946 -1951.

Năm 1947, bị Pháp đi càn bắt về giam (cùng với phụ thân và chú em kế cận) ở nhà tù St Thomas ở thành phố Nam định trong 6 tháng; sau được chuộc ra. Tháng 2/1948, lính Pháp di càn lại đã bắn chết phụ thân tôi. Đó là một trong những lý do chính đã khiến tôi không di cư vào Sài Gòn mà ở lại Hà Nội để được “yêu nước” suốt mấy chục năm dưới chế độ cai trị nghiệt ngã của “hồ-cáo” . Một lầm lỡ lớn mà tôi đã đau xót thưà nhận trong bài thô “Phản tên” trong bài Luận Chiến # 1, đã đăng ở

www.nsvietnam.com (online). , www.lienmangvietsan.au.tt

Học trung học đệ nhị cấp (Tú Tài I và II) ở trường Chu Văn An (Hà Nội): 1951- 1954. Ở trọ ở nhà Cụ Đàm Sỹ Hiến (Nguyển Biểu, Hànội) và mở nhà cụ Trần Văn Thân (Hàng Thiếc, Hànội).

Đậu Tú Tài Toàn Phần khóa thi tháng 5/1954 ở Hà Nội; bằng Tú Tài I và II đều do Cụ Hoàng Cơ Nghị ký.


Từ 1954 đến 1982:

Học Đại Học Sư Phạm Khoa Học ở Hanội. Tốt nghiệp tháng 11/1956 (cùng khóa với Nguyễn văn Hiệu, Nguyển văn Đạo).

Giảng môn Cơ Học Lý Thuyết (Mécanique Théorique = Theoretical Mechanics) ở Đai Học Bách Khoa Hà Nội (1956-1977) và ở Đại Học Bách Khoa Saì Gòn (1977-1982).

Xin nghỉ hưu non từ tháng 9/1982, nhưng đã không thèm nhận một đồng tiền hưu trí nào của chế độ “hồ-cáo” cả. Ban Giám Hiệu trường ĐHBK đã chỉ thị cho Y Tế viết lý do cho tôi nghỉ hưu như sau: THốI HÓA CỘT SỐNG, KHÔNG ĐỨNG GIẢNG ĐƯỢC NƯÃ, mặc dù từ đó cho tới nay tôi vẫn khõe mạnh về cả thân thể lẫn tinh thần.

Từ 1982 đến 1991: Đi hoạt động để đổi qũi đạo (bỏ nước XHCN) cho toàn gia đình chúng tôi (3 thế hệ).

Giữ hộ khẩu chính thức tại Sài Gòn; không về lại Hànội, như luật hưu trí của chế độ “hoà cáo” đôi hõi.

Đi lang thang khắp các tỉnh miền Tây, lên Nam Vang và Kông Pông Xom để kiếm vàng và bến bãi vượt biển (1982-1987).

Hoạt động “buôn lậu phim, giấy, thuốc hình” “buôn lậu giấy, đả lọc cho điếu thuốc lá” .

Nuôi cá tra giống ở xã Vĩnh Xương ở biên giới Việt Miên thuộc An Giang, đi bán cá tra giống ở vùng Bạc Liêu – Cà Mau (1985-86).

Nuôi tôm ở Bỏ Giá, huyện Năm Căn, Cà Mau, Minh hải (1987).

Bị nhốt tù ở nhà tù Phan Đăng Lưu (Sài Gòn) từ 25/12/83 với lý do: “đã tham gia với Công Ty Xuất Nhập Khẩu quận Phú Nhuận phá rối thị trường miền Bắc” .

Đươc tạm tha (án treo) ngày 20/9/84. Được tha hẳn tháng 10/89 vì “tuy nhiên, tác hại không đáng kể.”

Tháng 12/1984, con trai út của chúng tôi, được tôi che dẫn “đã chạy thốt được” từ Ba Lan sang Viên (nước Aó).

Tháng 6/1986, con trai cả của chúng tôi tới được trại tỵ nạn Bi Đông như là một thuyền nhân, được chấp nhận là người tỵ nạn CS tháng 12/86, và được bay sang Canada tháng 9/1987. Từ đó tôi trở về Sài Gòn dạy tư “luyện thi vào Đại Học” kiếm sống qua ngày, không đi lang thang nữa vì tôi không thiết làm giàu trong cái xã hội ấy.

“người sáng lập số 1” của trường tư thục PHỔ THÔNG CẤP II TRÍ ĐỨC (9/1991 – 5/1993) tại Sài Gòn. Dạy (không nhận tiền công) môn học Đức Dục lớp 6 (không có một dông nào “ôn hoà-cáo, đảng hoà và chế độ hoà” cả), từ 9/91 đến 12/91).

Ngày 1/12/1992, được bay sang định cư tại Canada theo diện “đoàn tụ gia đình” .



Hiện nay:

Hai chúng tôi sống ở Vancouver, Canada. Vì cá tính khác nhau từ trước (phát triển nặng thêm õ tuổi gìa) và đặc biệt vì thái độ trái ngược đối với hoạt động chống “cộng sản” , chúng tôi đã phải sống ly thân từ tháng 1/2000.

Hai con trai chúng tôi, đang sống với gia đình riêng ở Edmonton, AB, Canada.

Con gái chúng tôi sống với gia đình riêng ở Fremont, CA, USA.

Con trai út chúng tôi sống với gia đình riêng ở thủ đô Viên, nước Áo, châu Âu.

Về cơ bản, toàn gia đình chúng tôi không còn phải chịu một sự quản lý trực tiếp nào của “tà quyền CS Hà Nội” nữa cả.



Đời sống và hoạt động củu tôi ở Canada.

Từ tháng 3/12/1991 đến tháng 4/1992: hội nhập và tìm việc làm.

Đả tháng 5/ 1992 - cuối tháng 9/1992: làm công nhân sản xuất cửa ở Edmonton.

Đả tháng 10/1992 đến nay: đi học. Học English, học Kế Tốn Sơ Cấp, học Cao Đẳng rồi chuyển lên Đại Học.

Hiện đang theo học toàn thời gian (full time senior student) ở Simon Fraser University, Burnaby, B.C., Canada.

Nguồn tài chánh:

Từ tháng 4/1992 đến tháng 12/2001: lương đi làm, tiền trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp đào tạo lại, tiền Welfare (5 năm) và tiền vay học (Student loan).

Từ tháng 1/2002 đến nay: tôi nhận tiền OAS+GIS và tiền Student loan.



SỞ NGUYỆN ĐẾN CỦA CUỘC ĐỜI

Từ thủa theo học ban Tú Taì ở trường Trung học Chu văn An Hànội (1951-54), do chòu ảnh hưởng tư tưởng của giòng văn học Tự Lực Văn Đoàn, tôi có ước nguyện trong tương lai sẽ làm giáo sư và sẽ mở tư thục để góp phần canh tân đất nước và chấn hưng dân tộc, noi gương cụ Chu văn An xưa.

Chế độ “hoà cáo” đã làm tan vỡ mộng đẹp đả đời đó của tôi.

Hoài 1980-82, ở Sài gôn tôi đã có cô hội “tưởng thực hiện được” ước mô đó. Song, một lần nữa mộng đẹp của tôi đãlại tan thành mây khói; tôi côn bò bõ tù nữa (ở số 4 Phan đăng Lưu, từ 25-12-1983 đến 20-91984) !

Rời đất nước ra đi (ngày 2/12/1992), sang đònh cư ở Canada, tôi vẫn đinh ninh sau 10 năm sẽ về Hà nội mở trường tư thục Chu văn An để làm mẫu mực khôi phục nền đạo lyù dân tộc, kết hợp với nền dân chủ hiện đại, góp phần tẩy xóa đi những nhô nhuốc do dấu tích của chế độ “hoà-cáo” để lại trên dân tộc ta. Một lần nữa, do tính ù lyø cố chấp của đám kế thừa chóp bu của “hoà-cáo” , tôi lại phải ôm mộng đẹp bất thành!

Ngôai 70 tuổi rồi, tôi không thể cho phép mình tiếp tục sống hèn nữa.

Tôi tự quyết định đem hết thì giờ, sức lực trí tuệ và tiền bạc đóng góp vào sự nghiệp chung cuả TÓ QUốC VIỆT NAM (mặc dù chẳng ai khiến tôi làm cả):

+ Chống sự xâm lược hiện tại và trong tương lai của Tàu Hán đối với Việt Nam;

+ chống mưu đồ đồng hóa của chúng.

+ Hóa giải chế độ độc-đảng-trị do “hồ cáo” đã tạo dựng và áp đặt lên toàn dân, toàn nước Việt Nam. Vô hiệu hóa đám CS chóp bu, phản chân lý, phi đạo lý, ù lỳ cố chấp đang từng bước đem dâng nước nộp dân quốc nội cho Tàu Hán.

+ Tái tạo nước Việt nam Tư do Dân chủ, hòa vào với trào lưu Tiến Hóa Văn Minh tôan cả.


Tôi hết lòng mong mõi được tham gia vào những hoạt động chung của toàn cộng đoàng Việt ở toàn Bắc Mỹ, đặc biệt là ở Greater Vancouver, BC, để góp phần vận động giới trẻ nhận lãnh trách nhiệm tích cực và bền bĩ tìm đường cứu nước cứu nôi.



MỘT VÀI BÀI THƠ TÂM SỰ(
viết cuối năm 1982)


HƯU TRÍ

Bạn hỏi tôi sao sớm nghỉ ngơi
Tuổi đời vừa chạm tuổi năm mươi
Chí tài đã hẳn là chưa cạn
Sao nỡ đành lòng nghỉ dạo chơi?

Thưa rằng đâu có tính nghỉ ngơi
Chính vì chẳng chịu thoí rong chơi
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp (1)
Ý nguyện xây đời thật thảnh thơi.


(1) thơ Nguyễn công Trứ



SẼ LÀM GÌ

Ước làm người của bốn phương
Mà đem nhụy hạt lộng nương gió trời (1)
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời (2)
Mong tìm cái mới dựng đời tương lai.


(1) thể theo hình ảnh bà đầm tung hạt trước gío và câu “Que je sème à tout vent” trên trang bìa ngoài từ điển Petit Larousse vào những năm 195…
(2) Truyện Kiều - Nguyễn Du.



THIÊN ĐỊNH
(Tập Kiều)

Kính tặng những chiến sĩ đang kiên trì, bề bỉ
chiến đấu vì
DÂN CHỦ TỰ DO CHO VIỆT NAM (1)

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du)

Cảm Nguyễn Du thấy nỗi đau,
Mà sao nhắn nhủ não sả vậy
thay!

Người càng sắc sảo khôn ngoan,
Trời càng thử thách đa đoan sẵn dành.
Tự mang lấy nỗi bất bình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Vậy nên những chốn thong dong,
Đứng không yên ổn, ngồi không vững vàng.
NHÂN dẫn lối, NGHĨA đưa đàng,
Rặt tìm những đận đoạn trường dấn thân.

Đã mang lấy nghiệp NGHĨA NHÂN,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa.
THIỆN CĂN ở tại lòng ta,
Chữ TÂM chắc gốc, nở hoa chữ TÀI.

Đời người có vắn có dài,
Kiên trì định hướng, cuộc đời ắt nên.
Đời ta trong khoảng bách niên,
Sống không dấu vết lưu truyền, đành chăng!

Hảo tâm nhân HOÀNG THIÊN chẳng phụ; (2)
Quyết mưu đi, TRỜI ắt định cho.
NƯỚC, DÂN năm tháng gọi chờ
Thủy chung, giải cứu. Bao giờ dám quên !!!


Cao niên Nguyễn thế Tiến
Triết Đứùc Chính

(1) Phần đề tặng này mới đưa vào (tháng 9/2004)
(2) Khổ thơ này mới được viết thêm (tháng 9/2004)




TUỔI TRẺ VIỆT NAM ƠI!
TỔ QUỐC ĐANG RÉO GỌI! (1)

Quê hương - nước Việt ta ơi!
Tổ quốc yêu qúi, chiếc nôi mẹ hiền.
Quê hương đau tủi sao quên!
Giục bả nhiệt huyết, quyết chuyên luyện tài.

Quê hương da diết nhớ hoài;
Quê cha đất tổ muôn đời thương yêu

Quê hương vẳng tiếng sáo diều;
Mái trường thương tiếng ve kêu rộn ràng.
Quê hương những bến ao làng
Trưa hè rợp bóng tre, bàng tựa tranh.
Quê hương dừa mía ngát xanh;
Dòng kinh, con rạch, trăng thanh, bến đò
Quê hương vang vọng giọng hò;
Sông Hương, núi Ngự bao giờ lãng quên!

Quê hương phong phú taì nguyên;
Dân tám chục triệu Tổ Tiên hộ trì.
Ba bốn ngàn năm lịch sử kìa,
Khi cường lúc nhược vẫn thì vượt lên!

Quê hương điêu đứng bao phen;
Trường tồn được bởi dấy lê bấy lần.
Quê hương, đất nước Vạn Xuân (2);
Tiếng Người Xưa vọng ân cần xiết bao!

Quê hương ta vốn tự hào;
Mà nay đau tủi,
lẽ nào
Lặng yên
Nhìn đảng “hồ-cáo” (3) chuyên quyền
Dâng Tàu “Đất, Biển” , nhãn tiền buôn bán DÂN!

TỔ QUỐC kêu gọi NGHĨA NHÂN:
TUỔI TRẺ TÀI ĐỨC dấn thân cứu NGƯỜI!
Hun đúc CHÍ LỚN: trọn đời
Tìm PHƯƠNG, KẾ, SÁCH
cứu NÒI, NƯỚC, DÂN


Triết Đức Chính
(Nguyễn thế Tiến, cao niên-sinh viên già, 71 tuổi)

(1) Bài thơ đã đươc viết năm 1985; đây là bản đãđược sửa lại mới nhất.
(2) Vua Lý Nam Đế đặt tên nươc ta là Vạn Xuân.
(3) Từ hán-việt “hồ” có một nghiã là “con cáo” . Các cụ trí thức ở Hà Nội thuở trước (sanh khoảng năm 1900) vẫn thường gọi “hồ” “con cáo già quỉ quyệt” (le vieux renard rusé). Tác gỉa chỉ học lại cái tên đó mà thôi. Riêng tác gỉa còn đặt cho “hồ chí minh” cái tên là “hồ thong manh-bất nhân-gian ác” .
posted by Lien Mang Viet San @ 4:26 AM  

<< Trở Lại Trang Đầu

 
Liên Kết

BLOGGER

Bạn là người thứ  

Ghé Thăm LMVS